Sỏi bàng quang / lao cột sống đã điều trị

BOT2

Administrator
Staff member
Nữ 27t
15542143_355725358121727_7881249434996260873_n%2B%25281%2529.jpg

Code:
https://www.facebook.com/groups/cdhaOnline/permalink/807975102674305/
 

BOT2

Administrator
Staff member
Không nên xem thường các triệu chứng đau lưng và thay đổi dáng đi ở trẻ em lứa tuổi học đường -
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)​

1. Lao cột sống: Nhận biết và điều trị
Ngoài các nguyên nhân thường gặp của hội chứng đau lưng do thoái hóa đĩa đệm cột sống cần chú trọng phát hiện sớm những biểu hiện ban đầu của bệnh. Nếu được xác định chẩn đoán và điều trị tại chuyên khoa bệnh lao thì có thể tránh được những hậu quả nặng nề sau này. Lao cột sống với tên gọi và thuật ngữ y khoa hay gặp là Pott’s Disease (tiếng Anh) hoặc Mal de Pott (tiếng Pháp); bệnh chủ yếu gây tổn thương ở đĩa đệm và thân đốt sống, hiếm gặp tổn thương ở cung sau. Bệnh có thể xảy ra tiên phát ở cột sống, có thể là thứ phát ở bệnh nhân lao phổi, lao hạch... Lao cột sống là bệnh thứ phát, chỉ xuất hiện khi cơ thể bị lao tiên phát (thường là sau lao phổi) hay sau một lao thứ phát khác (như lao tiết niệu - sinh dục).
1a.jpg


Vi khuẩn lao đến đốt sống qua đường máu, bạch huyết màng phổi mà gây bệnh. Tổn thương thường gặp là ổ lao ở 1 hay 2 thân đốt sống và đĩa đệm. Bắt đầu từ mặt trên hoặc dưới đốt sống rồi lan đến các đốt khác. Đĩa đệm bị ảnh hưởng, khe giữa 2 khớp hẹp lại. Khoảng 70% bệnh nhân có 2 đốt sống tổn thương, 20% từ 3 đốt trở lên. Lao có thể gặp ở nhiều bộ phận như phổi, các màng (tim, phổi, não), hạch, khớp, cột sống, ruột, da… lao cột sống là bệnh nhiễm khuẩn xương khớp và đĩa đệm đặc hiệu do trực khuẩn lao gây ra, khu trú ở cột sống. Tác giả Percival Pottlần đầu tiên mô tả lao cột sống, nên bệnh lao cột sống còn gọi là bệnh Pott (Pott’s Disease hay Mal de Pott). Lao cột sống có thể gặp trên cả trẻ em đến người lớn, người lớn có thể bị, thường là bệnh tái phát trở lại từ thời niên thiếu. Theo số liệu đề tài nghiên cứu về lao trẻ em thì lao cột sống chiếm 63%, gặp nhiều ở cột sống lưng, thắt lưng, cổ. Lao cột sống thường mắc ở lưng và thắt lưng ở những người có tiền sử bị lao xơ nhiễm nặng hoặc lao ở bộ phận nào đó trong cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết bệnh
·Triệu chứng toàn thân:Bệnh nhân sốt, gầy sút, có thể thấy tổn thương lao ở nơi khác như lao phổi, lao hạch, lao ruột...
·Ngoài hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như trong các bệnh lao khác, các triệu chứng về cột sống và rễ thần kinh biểu hiện như sau:
-Khi mới bị bệnh triệu chứng chủ yếu là đau tại chỗ đốt sống bị tổn thương, sau đó lan theo rễ thần kinh tương ứng, đau tăng khi đi lại, mang vác, khi ho, hắt hơi... nằm nghỉ thì đỡ đau, đau tăng dần, các phương pháp điều trị giảm đau không đỡ;
-Khám thấy có điểm đau ở cột sống, cột sống thắt lưng bị giảm hoặc mất độ ưỡn cong sinh lí, hạn chế vận động, co cứng các cơ cạnh cột sống;
-Đến giai đoạn bệnh toàn phát, đĩa đệm và cột sống bị phá hủy nặng, đồng thời tạo thành ổ áp-xe lạnh quanh vùng bị tổn thương;
-Biểu hiện lâm sàng nặng nề, đau ở đốt sống bị tổn thương tăng lên, đau liên tục, kèm theo các rễ thần kinh, có hội chứng chèn ép tủy hoặc đuôi ngựa;
-Đốt sống bị tổn thương lồi ra phía sau, cột sống có thể bị lệch vẹo, vận động bị hạn chế. Tùy theo đốt sống bị tổn thương sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh khu trú tương ứng, ví dụ tổn thương đốt sống ngực D2 và D3 sẽ gây chèn ép khoang tủy nơi đó, biểu hiện lâm sàng bằng liệt hai chi dưới và có các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn dinh dưỡng ở phần dưới khu vực bị tổn thương. Nếu tổn tương ở đốt sống lưng L2 và L3, sẽ gây chèn ép đuôi ngựa ở cao, biểu hiện thần kinh bằng liệt ngoại vi và mất cảm giác ở hai chi dưới, rối loạn cơ vòng kiểu ngoại vi, rối loạn thần kinh thực vật và dinh dưỡng nặng nề ở hai chi dưới.
-Khám có thể thấy ổ áp-xe lạnh, ổ mủ nằm dưới lớp da hoặc lớp cơ, tại chỗ không thấy nóng đỏ, không đau. Ổ áp-xe có vị trí khác nhau tùy theo nơi tổn thương. Ví dụ, lao ở cột sống lưng, mủ áp-xe đi theo liên sườn ra phía sau, tạo ổ áp-xe lạnh nằm cạnh hai bên cột sống dạng hình thoi; lao ở cột sống thắt lưng mủ áp-xe đi theo bao cơ thắt lưng-chậu xuống, tạo ổ áp-xe ở hố chậu hoặc ở bẹn (vùng tam giác Scarpa).

Chẩn đoán bệnh
·Chụp Xquang có thể thấy hình ảnh tổn thương lao điển hình:
-Đĩa đệm hẹp lại và ở giai đoạn muộn các thận đốt sống dính sát lại với nhau, bờ thân đốt sống phía trên và dưới đĩa đệm bị phá hủy tạo hang lao, thân đốt sống bị xẹp, nhất là ở phía trước làm cho đốt sống có hình chêm và cột sống bị gù, mỏng gai của đốt sống đó lồi ra phía sau;
2%252812%2529.jpg


-Nếu có ổ áp-xe lạnh thì trên phim X-quang sẽ thấy bóng mờ của túi áp-xe lạnh;
-Hình ảnh X-quang của lao cột sống khác với tổn thương ung thư như sau: trong ung thư tổn thương chủ yếu ở đốt sống, đĩa đệm không bị tổn thương, vì vậy không thấy xẹp đĩa đệm và dính các đốt sống.
-Tổn thương do lao không có phản ứng dày xương, ngà xương kèm theo sự phá hủy xương. Tổn thương lao ít gặp ở cung sau đốt sống, vì vậy nếu thấy phá hủy ở cung sau có thể chẩn đoán do ung thư.

·Các xét nghiệm khác như tốc độ lắng máu tăng, phản ứng Mantoux (+);
·Test tuberculin dương tính mạnh. Nếu có điều kiện làm thêm PCR, MGIT, xét nghiệm đàm nuôi cấy vi khuẩn, MRI…
Lao cột sống có thể đưa đến các biến chứng: Gãy xương sống, chèn ép tủy gây liệt tạm thời hay vĩnh viễn, biến dạng lồng ngực, túi áp-xe lạnh 1 số nơi (hạ họng, cạnh cột sống, hố chậu, bẹn, gốc đùi). Đối với người bệnh, khi có những biểu hiện sớm của bệnh phải đến chuyên khoa lao để được xác định chẩn đoán. Ở đó người ta còn sử dụng những phương pháp chẩn đoán hiện đại hơn và những biện pháp điều trị có hiệu quả nhất.

Điều trị lao cột sống
Khi mắc lao cột sống, người bệnh được sử dụng các thuốc chống lao, phải phối hợp nhiều loại Rifampicin, Rimifon, Ethambutol..., điều trị nghiêm túc, kiên trì đủ thời gian, theo công thức chống lao có kiểm soát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa lao, dùng kết hợp với thuốc giảm đau, vitamin và tăng cường dinh dưỡng. Điều trị lao cột sống cũng sử dụng các thuốc kháng lao theo phác đồ giống như các phác đồ điều trị lao phổi. Trong quá trình điều trị lao, muốn khỏi bệnh hoàn toàn, người bệnh cần tuân thủ đúng các nguyên tắc khi điều trị bệnh lao như dùng thuốc phải đúng - đủ - đều, không được tự ý ngừng thuốc hoặc giảm liều và phải có sự theo dõi thường xuyên của y, bác sĩ để có thể phát hiện kịp thời các tác dụng không mong muốn của thuốc kháng lao. Nếu người bệnh mới bị, bệnh còn nhẹ chỉ nằm bất động cột sống tại giường khoảng 3-4 tháng. Nếu bệnh nặng cần sử dụng giường bột, máng bột để cố định cột sống, có thể cho bệnh nhân tập vận động, xoa bóp chân tay để tránh teo cơ, cứng khớp. Chỉ định điều trị ngoại khoa khi đã có biểu hiện chèn ép tủy, chèn ép đuôi ngựa và khi có ổ áp-xe lạnh.

Với người bị lao nói chung, lao cột sống nói riêng, nhà ở phải sạch sẽ, thông thoáng, thực hiện 3 sạch (ăn, uống, ở sạch). Tiêm vaccine BCG cho trẻ sơ sinh và dưới 1 tuổi, trong gia đình có người mắc lao cần đưa trẻ khám bệnh xem có lây bệnh hay chưa mà có cách xử lí. Bên cạnh việc điều trị lao, cần xử trí các vấn đề liên quan đến cột sống như: Nếu đau nhức nhiều ở cột sống, nên hạn chế các hoạt động thể lực nặng, tránh khuân vác vật nặng, nghỉ ngơi thường xuyên và có thể dùng thêm thuốc giảm đau. Nếu bị gù vẹo cột sống nhưng chưa bị yếu, liệt chi, người bệnh có thể được dùng các loại máng bột, nẹp bột để cố định, giúp làm vững cột sống trong khi chờ đợi tổn thương lao ở cột sống lành lại…

Ngoài ra, cũng cần nắn bóp, tập co duỗi chi bị liệt, tránh để chân co quắp và tránh cứng khớp do bất động lâu ngày, gây khó khăn rất nhiều cho việc phục hồi vận động sau này.

2. Viêm cột sống dính khớp: Bệnh dễ gây tàn phế

Viêm cột sống dính khớp (VCSDK) là một bệnh viêm khớp mạn tính khá phổ biến ở nước ta. Bệnh xuất hiện trên trái đất từ rất lâu. Người ta phát hiện được các dấu hiệu của bệnh trên các xác ướp Ai Cập tồn tại từ 3.000 năm trước Công nguyên. VCSDK như tên gọi của nó là viêm cột sống và khớp cùng chậu mạn tính gây cứng và dính cột sống. Tuy nhiên các khớp lớn ở chi dưới như khớp háng và khớp gối cũng vị viêm, do vậy bệnh còn có tên là viêm đốt sống gốc chi. Bệnh có tính gia đình (con hay cháu của bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh gấp tới 40 lần so với các gia đình khỏe mạnh). Hai nguyên nhân chính gây bệnh là yếu tố di truyền và yếu tố môi trường, tương tác với nhau một cách chặt chẽ để gây nên bệnh.

Viêm cột sống dính khớp là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh viêm khớp liên quan đến cột sống. Số người mắc bệnh này chưa nhiều nhưng điều đáng báo động là hầu hết bệnh nhân đều phát hiện bệnh trễ với nhiều biến chứng và không ít trường hợp người bệnh đã bị tàn phế ngay khi còn rất trẻ. Bệnh chưa rõ nguyên nhân, thường gặp ở nam giới, từ 13 đến 19 tuổi.

Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh trễ: đó là nhận định của nhiều chuyên gia, tiến sĩ-bác sĩ Lê Anh Thư, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy, tỏ vẻ tiếc nuối khi nhận nhiều trường hợp mà nếu phát hiện bệnh sớm kết quả điều trị sẽ khả quan. Đa số bệnh nhân đến điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn nặng với nhiều biến chứng kèm theo. Vì thế, không ít bệnh nhân đã bị tàn phế ngay khi mới bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Bác sĩ Đại Phi Vân, Trưởng Khoa Nội khớp Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh cũng có cùng nhận xét: đa số bệnh nhân đến Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình để điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Việc điều trị cho những bệnh nhân này khó khăn hơn nhưng hiệu quả lại không được như mong muốn. Tiến sĩ Anh Thư cho biết bệnh viêm cột sống dính khớp là bệnh thường gặp ở nam giới có độ tuổi rất trẻ từ 13 - 19. Một nghiên cứu cho thấy 90% bệnh nhân là nam giới.

Các biểu hiện lâm sàng
Chỉ riêng ở Trung Quốc, đã có ít nhất 2,3 triệu người mắc bệnh này. Nam giới trẻ tuổi thường hay mắc bệnh VCSDK nhất, chiếm tới 95% tổng số người mắc bệnh. 80% người mắc bệnh có độ tuổi dưới 30. Bệnh có tính gia đình, liên quan chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA B27. Những yếu tố môi trường như nhiễm khuẩn, chấn thương có thể kích thích khởi phát bệnh.
3%252810%2529.jpg


Cột sống bình thường và viêm cột sống dính khớp

Trong thời kỳ đầu phát bệnh, các triệu chứng thường nhẹ nên không được bệnh nhân chú ý. Khi triệu chứng đã rõ thì bệnh đã tiến triển được nhiều tháng, cho đến vài năm:

-Dấu hiệu sớm thường gặp là đau cột sống thắt lưng và viêm các khớp chi dưới. Biểu hiện ở cột sống thường bắt đầu từ khớp cùng chậu nằm phía sau khung chậu, sau đó tổn thương tiếptục lan theo chiều từ dưới lên trên cho đến tận cột sống cổ;

-Những triệu chứng cột sống đầu tiên là đau vùng mông, thắt lưng hay đau thần kinh tọa. Đau tăng lên về đêm và cứng cột sống thấy rõ nhất là lúc sángsớm mới ngủ dậy;

-Ở giai đoạn muộn, người bệnh VCSDK có các biến dạng cột sống rõ rệt như eo lưng dẹt do teo cơ cạnh cột sống, lưng gù, cổ vươn về phía trước;

-Khớp háng bị viêm trong khoảng 70% trường hợp, thường xuất hiện trong 5 năm đầu bị bệnh. Viêm khớp háng có biểu hiện đau vùng bẹn, sau mông, hạn chế vận động phần hông thường ở trạng thái co gấp;

-Các cơ mông và đùi teo nhanh chóng. Viêm khớp gối, chủ yếu sưng đau, ít nóng đỏ, có thể kèm theo tràn dịch khớp, làm hạn chế các động tác gấp duỗi chân, đi lại khó khăn. Một số khớp khác cũng có thể bị tổn thương như khớp cổ chân, khớp vai;

-Đau gót chân và đau hay sưng tấy ở những điểm gân cơ khác là những hiện tượng thường gặp, gọi là viêm gân bám tận. Ngoài ra bệnh còn có một số biểu hiện toàn thân và ngoài khớp như sốt, gầy sút, viêm mống mắt, hở van tim;

-Một số khớp khác cũng cóthể bị tổn thương như khớp cổ chân, khớp vai, đau gót chân và đau hay sưng tấy ở những điểm gân cơ khác là những hiện tượng thường gặp, gọi là viêm gân bám tận;

-Viêm mống mắt thể mi của màng bồ đào mắt xảy ra trong 25% trường hợp VCSDK, có biểu hiện đau mắt, sung huyết kết mạc,sợ ánh sáng;

-VCSDK có thể bị hoại tử tầng giữa vùng gốc động mạch chủ, làm cho vòng động mạch chủ bị giãn rộng ra, làm cho van động mạch chủ không đóng kín được hoàn toàn, dẫn đến hở van động mạch chủ.Các tổn thương viêm có thể làm tổn thương đường dẫn truyền của tim, gây nên loạn nhịp tim;

-Những bất thường đó có thể chẩn đoán khi chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim. Tóm lại, nếu bệnh nhân nam giới trẻ tuổi (tuổi từ 15-30) đau cột sống thắt lưng, có đau khớp háng hay sưng đau khớp gối, khớp cổ chân cần phải nghĩ đến bệnh VCSDK và cần đến khám ngay ở chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán VCSDK bằng cách nào?

-Bệnh nhân có các biểu hiện nói trên sẽ được làm các xét nghiệm máu, dịch khớp, chụp X-quang cột sống, đặc biệt là khớp cùng chậu;
-Trên phim X-quang có thể phát hiện thấy các triệu chứng điển hình của bệnh như viêm khớp cùng chậu hai bên, hình ảnh cầu xương nối liền hai thân đốt sống do xơ hóa bao khớp, cột sống có hình ảnh thân cây tre do cầu xương nối liền nhiều thân đốt sống, dải xơ dây chằng cạnh cột sống trông như những đường ray tàu hỏa, đốt sống biến dạng thành hình vuông;

4%252814%2529.jpg



-Hiện nay, chẩn đoán sớm bệnh người ta có thể áp dụng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI), tìm yếu tố HLA B27, dương tính trong 90% bệnh nhân VCSDK trong khi đó chỉ có 4% dân số mang yếu tố này;

-Xét nghiệm tìm yếu tố dạng thấp trong VCSDK thường âm tính, do vậy bệnh còn được xếp vào nhóm bệnh lí cột sống có huyết thanh âm tính. Yếu tố dạng thấp do vậy thường chỉ dùng để chẩn đoán phân biệt với bệnh viêm khớp dạng thấp;

-Xác định tốc độ máu lắng và protein phản ứng C (CRP) để xác định xem bệnh có đang hoạt động hay không. 80% người bệnh VCSDK có tốc độ máu lắng cao và protein C phản ứng cao. Thông thường sau khi khống chế được bệnh thì tốc độ máu lắng và protein C phản ứng có thể trở lại bình thường.

Bệnh có nhiều biến chứng, di chứng nguy hiểm

-Mới đầu, bệnh có một số biểu hiện như đau cứng nhẹ vùng cột sống thắt lưng, đau vùng hông và mông, người mệt mỏi, xanh xao, gầy, sốt nhẹ;
-Biểu hiện nặng hơn của bệnh là đau cột sống, cứng các cơ ở cổ, teo cơ đùi. Viêm mống mắt, tim thường có rối loạn dẫn truyền, hở động mạch chủ nhẹ;

-Nếu không được điều trị, bệnh nặng dần, dẫn tới dính khớp và biến dạng toàn bộ. Khi dính khớp hoàn toàn, khớp sẽ hết đau nhưng vận động sẽ rất hạn chế. Thường các khớp sẽ dính ở những tư thế xấu làm người bệnh bị gù, vẹo cột sống nặng, chân co quắp (dính khớp háng), không đứng thẳng, không ngồi xổm được, rất khó vận động;

-Có thể gây ra những biến chứng như: suy hô hấp, tâm phế mãn, lao phổi, liệt hai chi dưới. Vì vậy, khi có những dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán xác định, đồng thời áp dụng những biện pháp hữu hiệu để khống chế bệnh ngay từ lúc đầu, tránh những di chứng nặng nề tại khớp và cơ thể, ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này.

Các biến chứng của bệnh VCSDK

-Do các biểu hiện bệnh VCSDK rất đa dạng nên có thể chẩn đoán nhầm với khoảng 20 bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự như lao khớp, bệnh ưa chảy máu, viêm khớp dạng thấp, gút, viêm đốt sống đĩa đệm do vi khuẩn. Do vậy bệnh nhân nhất thiết phải đến khám các bác sĩ chuyên khoa xương khớp ngay từ khi mới có các triệu chứng đầu tiên;

-Hiện nay bệnh nhân thường có tâm lí lo ngại mất thời gian đi khám do bận việc làm ăn, chủ quan tự điều trị hay để đến khi bệnh tiến triển nặng rồi mới vội vàng đi khám. Hậu quả là bệnh nhân bị các biến chứng nặng nề của bệnh, mất nhiều tiền của mà cũng không có kết quả vì bệnh đã tiến triển quá dài và quá nặng. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ tiến triển nặng dần, dẫn đến dính và biến dạng toàn bộ cột sống và hai khớp háng, khiến người bệnh bị tàn phế, không đi lại được, phải bò hoặc lết, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình và xã hội.

-Bệnh nhân thường có tư thế giảm đau xấu là nằm nghiêng co lưng tôm, hay nằm ngửa kê gối cao đầu. Hậu quả là bị gù lưng, khiến đi đứng lom khom, đầu cúi về phía trước. Gù lưng nhiều có thể khiến các xương sườn chạm vào xương cánh chậu, hạn chế giãn nở lồng ngực, gây suy hô hấp, suy tim;

-Các biến chứng nặng nề khác của bệnh là lao phổi, liệt hai chân do chèn ép tủy và rễ thần kinh.

Chế độ sinh hoạt, vận động thế nào khi bị VCSDK?

-Bản thân bệnh nhân VCSDK muốn giảm nhẹ đau đớn nên thường để các khớp ở trạng thái hoàn toàn không hoạt động trong một thời gian dài, hậu quả là bị teo cơ bắp và co rút khớp xương, gây tàn phế. Do vậy phương pháp tốt nhất là tích cực điều trị bằng các thuốc chống viêm để kiểm soát đau khớp, rồi từ từ hoạt động các khớp xương;

-Trong giai đoạn tiến triển của bệnh, bệnh nhân phải nghỉ ngơi. Khi không vận động phải đặt khớp xương viêm cấp tính ở vị trí thích hợp hoặc dùng nẹp để hạn chế cử động, tránh phát sinh co rút khớp;

-Trong thời kỳ cấp tính phải kiên trì vận động duỗi thẳng chi và cột sống để giảm nhẹ các cơn đau do co rút cơ gây ra. Khi nằm nghỉ, bệnh nhân phải nằm ngửa trên nền cứng, đầu gối thấp, chân duỗi thẳng hơi dạng để tránh các khớp bị co rút nặng thêm. Với tư thế này nếu có dính khớp thì bệnh nhân vẫn có thể đi lại được. Tuy nhiên khi bệnh đã đỡ thì cần phải tích cực vận động càng sớm càng tốt để chống dính khớp.

-Bệnh nhân cần phải hiểu rằng tập vận động khớp và điều trị bằng thuốc đều có tầm quan trọng như nhau. Bệnh nhân phải học cách tự chăm sóc bản thân và thường xuyên tập thể dục, với sự hướng dẫn của bác sĩ để duy trì được tư thế tốt nhất của cột sống, tăng cường cơ lực của các cơ cạnh cột sống và tăng hoạt động của các cơ hô hấp;

-Trong thời gian bị bệnh, mỗi ngày cần hoạt động xương khớp nhẹ nhàng 1-2 lần để giúp giảm bớt co cứng khớp. Xoa bóp vùng bị tổn thương giúp cho phục hồi nhanh hơn. Bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập thể dục trị liệu hay tập bơi, chơi cầu lông, bóng bàn. Thậm chí sau khi các triệu chứng bệnh đã khỏi thì vẫn phải kiên trì vận động trong thời gian dài để duy trì các khớp xương ở trạng thái chức năng bình thường;

-Người bệnh nghiện thuốc lá phải dừng ngay hút thuốc lá để phòng tránh suy hô hấp. Bệnh VCSDK cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của người bệnh. Ở giai đoạn muộn khi cột sống và các khớp đã biến dạng nhiều, khiến cho bệnh nhân thậm chí không thể tự mình sinh hoạt bình thường được. Một số thuốc điều trị cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh dục. Bệnh cũng ảnh hưởng cả đến thế hệ con cái của bệnh nhân. Nguy cơ những đứa trẻ của những bệnh nhân có HLA B 27 dương tính bị mắc bệnh VCSDK lên tới 50%. Do vậy bệnh nhân VCSDK nên cân nhắc kỹ khi lập gia đình và có con. Nên lập gia đình và có con sớm, ở giai đoạn đầu của bệnh khi chưa có biến dạng cột sống và các khớp;

-Những người VCSDK nếu thấy khớp háng không thoải mái thì nên đi kiểm tra sớm và khám định kỳ. Đối với người khớp háng đã bị cứng đờ, không thể sinh hoạt và làm việc bình thường thì phải phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo.

Tuân thủ điều trị lâu dài nâng cao chất lượng điều trị

Cần phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm thì kết quả mới khả quan. Mục đích của điều trị là giảm đau, chống viêm, duy trì chức năng vận động của các khớp cột sống và ngoại vi. Bệnh nhân cần xác định thái độ kiên trì điều trị lâu dài, tuân thủ đúng chế độ thuốc men do thầy thuốc chỉ định. Viêm cột sống dính khớp là một bệnh mãn tính, cần có thời gian điều trị lâu. Do vậy, bệnh nhân phải kiên nhẫn điều trị bằng thuốc và đặc biệt là tập vật lí trị liệu để giảm các di chứng.

(Theo impe-qn)
http://www.thaythuocvietnam.vn/Khon...-di-o-tre-em-lua-tuoi-hoc-duong-di1236--n1186
 
Top