Covid 19 – Ngẫm về những câu nói của J.Krishnamurti về sự thay đổi. ( Phần 1)

cuocsongtoiyeu

Administrator
Staff member
AM-JKLWx38rVM0k6ymvuheQYnG2cP7fxX5w8agVxTYDwl5TBMx5SBsXuEp8tWPZiRKZ_V5a1I9XY_wHS-A5sQtMcarko7EG7EDJmhBeTdIGdmdVdTZymj8WwUQF7NaLMuBVtpuBYA4JQT96hf6pXfLME9VJP=w1659-h933-no


Con người dường như cứ mỗi thảm hoạ, một đại dịch họ lại nghiền ngẫm những bài học rút ra từ đại dịch để thay đổi, để có một tương lai khác. Có rất nhiều bài viết từ người bình thường đến chuyên gia, cho đến cả các bậc thầy tu. Nhưng có đúng là bài học rút ra sẽ thay đổi tương lai?

Hãy nghe quan điểm của Krishnamurti: “ Sự hỗn loạn thực sự có tồn tại. Chẳng cần phải nghi ngờ về điều đó: nó là một thực tế. Cách tiếp cận theo truyền thống là phân tích nó, cố gắng tìm ra nguyên nhân của nó và khắc phục, hoặc phát minh ra mặt đối lập của nó và nỗ lực đạt tới điều đó. Đây là cách tiếp cận truyền thống với nguyên tắc, rèn luyện, kiểm soát, đàn áp. Con người làm điều này trong hàng nghìn, hàng nghìn năm; nó chẳng dẫn tới đâu cả. Chúng ta liệu có thể từ bỏ hoàn toàn hướng tiếp cận này và nhìn vào vấn để theo cách hoàn toàn khác không - đó là không cố vượt qua nó, hay giải quyết nó, hay trốn thoát khỏi nó: tâm trí có thể làm được điều này chứ…..Con người đã phân tích bản thân trong hàng ngàn năm và chẳng sản sinh ra kết quả gì ngoài văn chương…Vì thế vấn đề không phải là làm cách nào để kết thúc hỗn loạn, mà là liệu tâm trí có thể nhìn vào nó mà không chịu sự ảnh hưởng của truyền thống hay không. Và rồi có lẽ sẽ chẳng có vấn đề nào hết…Bởi vì tình trạng của tâm trí quan trọng hơn nhiều bản thân của xung đột”

J.K nhấn mạnh để sống trong thế giới này thật lành mạnh thì cần phải có thay đổi triệt để trong tâm trí và con tim.

Ngài nói thêm: “ Có phải sống luôn nằm trong quá khứ, có phải tất cả các hành động đều bắt nguồn từ quá khứ, có phải tất cả các mối quan hệ đều là kết quả của quá khứ, có phải sống là ký ức phức tạp của quá khứ hay không? … vì vậy quá khứ , hiện tại và tương lai đều là quá khứ. Và quá khứ này chính là những gì chúng ta gọi là sống.”

“Quá khứ là tất cả những ký ức đã được chúng ta tích lũy. Những kí ức này hoạt động trong hiện tại, tạo ra hi vọng cùng nỗi sợ hãi về tương lai. Hi vọng cùng nỗi sợ hãi là là tương lai về mặt tâm lý, thiếu chúng thì sẽ chẳng có tương lai. Vì thế, hiện tại là hoạt động của quá khứ, và tâm trí cũng là hoạt động của quá khứ này. Quá khứ hoạt. động trong hiện tại, rồi tạo ra cái mà chúng ta gọi là tương lai. Phản ứng này của quá khứ không phải là tự nguyện, nó không được triệu hồi hay mời gọi, nó bao trùm lên chúng ta trước cả khi chúng ta biết điều đó”

“Ý thức về hoạt động này mà không lựa chọn – bởi lựa chọn lại là hoạt động của quá khứ – tức là quan sát quá khứ hành động: Việc quan sát như vậy không phải là hoạt động của quá khứ. Quan sát nhưng không suy nghĩ là hoạt động trong đó quá khứ đã chấm dứt. Quan sát cái cây nhưng không suy nghĩ về cái cây là hoạt động mà không có quá khứ. Quan sát hoạt động của quá khứ cũng lại là hoạt động mà không có quá khứ.Trạng thái nhìn quan trọng hơn thứ được nhìn. - Nhận thức về quá khứ trong sự quan sát không lựa chọn này không chỉ là sự khác biệt về hành động mà còn là sự khác biệt về bản chất. Trong nhận thức này, ký ức hoạt động không có trở ngại và trở nên hiệu quả. “

“ Nếu từ bỏ, bạn sẽ biết. Nếu bạn từ bỏ, thì tâm trí bạn sẽ trở nên trong sáng để nhìn vấn đề này. Bạn có thể nhìn vào vấn đề cứ như thể lần đầu tiên vậy. Và nếu bạn làm điều này, liệu có còn vấn đề xung đột nữa hay không?”
 

cuocsongtoiyeu

Administrator
Staff member
AM-JKLVu3fjZvjczuFqLgk4EC1-A1771XAfpkRXq9k7Jz5Bc11A8ICzhBRehawYuZs7H6bLBrR2DslyQP6c0lpmoC6Xiu9ShSu_FtTSYqD8hjmMTOg__PiNmdXj3ualcWRtu2Kbp0f9YkZ68uA2KPenTPNi6=w1659-h933-no


Khi có ý thức về hình ảnh cái cây, mà không liên đới tới bất cứ phản ứng tâm lý nào, thì mối quan hệ giữa ý thức và cái cây không bị chia rẽ. Nhưng khi có phản ứng tâm lý với cái cây thì phản ứng đó bị áp đặt bởi ký ức quá khứ, trải nghiệm quá khứ và chính nó chia rẽ mối quan hệ. Phản ứng này sinh ra từ những thứ mà chúng ta sẽ gọi là cái “tôi” và cái “không phải tôi”. Đây là cách bạn đặt mình vào mối quan hệ với thế giới. Đây là cách bạn tạo ra cá nhân và cộng đồng. Thế giới này không được nhìn theo đúng bản chất của nó, mà theo các mối quan hệ khác nhau giữa nó với cái “tôi” của ký ức. Sự chia rẽ này chính là cuộc sống cùng sự thăng hoa của cái mà chúng ta gọi là bản thể tâm lý và chính từ đây phát sinh mọi mâu thuẫn cùng chia rẽ. Bạn có chắc rằng bạn nhận thức được điều này không? Khi có ý thức về cái cây thì chẳng có đánh giá nào hết. Nhưng khi có phản ứng với cái cây, hay khi cái cây bị đánh giá là thích và không thích, thì sự chia rẽ xuất hiện trong ý thức này, tạo thành cái “tôi” và cái “không phải tôi”, “tôi” trở nên khác với thứ được quan sát. Cái tôi” này chính là phản ứng của ký ức quá khứ, trải nghiệm quá khứ. Bây giờ liệu có thể có một ý thức, một sự quan sát về cái cây mà không có bất cứ đánh giá nào, và có thể có một sự quan sát về phản ứng mà không có bất cứ đánh giá nào hay không? Theo cách này, chúng ta sẽ nhổ bật rễ nguyên tắc của sự chia rẽ, nguyên tắc của cái “tôi” và “không phải tôi”, cả hai đều đang nhìn cái cây và nhìn bản thân mình.
 
Top